Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

Hotline: 1900565696
Chat tư vấn ngay messenger zalo
x

Hướng dẫn tháo điều hòa để vệ sinh mà không bị xì gas

13-08-2021, 3:21 pm    1300

Bước vào mùa nắng, nơi đâu cũng như lửa đốt khiến nhu cầu sửa chữa bảo dưỡng điều hòa tăng cao. Điều hòa nhà mình cũng bụi bẩn quá nhưng nhân viên viên bảo dưỡng có hạn, lượng điều hòa trong thành phố lại hữu hạn. Nếu khéo léo một chút, bạn có thể tự vệ sinh điều hòa tại nhà mà không cần đến thợ. Dưới đây là những tip tháo điều hòa để không bị xì gas mà bạn cần biết. 

 

Xem nhanh: 

I. Chu kỳ vệ sinh máy lạnh
II. Chuẩn bị dụng cụ
III. Những lưu ý khi tháo và vệ sinh điều hòa
IV. Cách vệ sinh điều hòa đúng cách để không bị xì gas
1. Ngắt điện điều hòa
2. Vệ sinh dàn lạnh
3. Vệ sinh dàn nóng
4. Kiểm tra gas của máy lạnh
5. Lắp các bộ phận vào máy lạnh
6. Kiểm tra và vận hành máy

 

Đừng để cần cù trở thành phá hoại, bạn nên đọc kỹ những tip sau đây để “bảo toàn” điều hòa sau khi vệ sinh bảo dưỡng. 

 

I. Chu kỳ vệ sinh máy lạnh

Cũng như con người, điều hòa cần có chu kỳ vệ sinh bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ, đảm bảo sức khỏe. máy sau khi được làm sạch sẽ loại bỏ các tác nhân gây bệnh liên quan đến đường hô hấp, hoạt động ổn định hơn, hạn chế hỏng hóc và tốn điện năng tiêu thụ.

Số lần vệ sinh điều hòa phụ thuộc vào tần suất sử dụng, đối với các hộ gia đình thì chu kỳ vệ sinh kéo dài từ 3 – 4 tháng một lần. Đối với nhà hàng và công ty là 2 – 3 tháng một lần. 1 lần/ tháng đối với điều hòa trong công xưởng sản xuất.

Thường xuyên vệ sinh để tăng cường tuổi thọ cho điều hòa

II. Chuẩn bị dụng cụ

Để tháo gỡ điều hòa, bạn cần đến sự trợ giúp của các công cụ sau: 

- Kìm

- Mỏ lết

- Cờ lê

- Tua vít hai đầu

- Lục giác

- Băng dính loại khổ to

- Máy bơm vệ sinh máy lạnh

- Túi vệ sinh máy lạnh

- Chai xịt vệ sinh máy lạnh

- Đồng hồ đo gas chuyên dụng (nếu muốn kiểm tra có bị bị rò rỉ hoặc sắp hết gas hay chưa)

- Cọ vệ sinh máy lạnh, khăn lau

 

 

III. Những lưu ý khi tháo và vệ sinh điều hòa

 

Không đơn giản như tủ quần áo hay chạn bát, điều hòa là thiết bị điện lạnh, bên trong chứa nhiều mạch điện điều khiển nên quá trình tháo lắp và vệ sinh cần đảm bảo các lưu ý sau:

- Ngắt cầu giao để tránh bị điện giật.

- Ghi nhớ các chi tiết máy để lắp lại nhanh chóng hơn.

- Thao tác nhẹ nhàng để không làm hỏng máy.

- Cẩn thận đứt tay vì điều hòa có rất nhiều chi tiết sắc cạnh.

- Chuẩn bị đồ bảo hộ trước khi vệ sinh điều hòa.

[Products: 267, 266, 274]

IV. Cách vệ sinh điều hòa đúng cách để không bị xì gas

1. Ngắt điện điều hòa

Đối với điện, sai một ly có thể đi ngàn dặm. Vì thế bước đầu tiên khi sửa điều hòa là ngắt hết nguồn điện để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, sửa chữa.

Ngắt điện để đảm bảo an toàn khi tiến hành vệ sinh

2. Vệ sinh dàn lạnh

Bước 1: Tháo quạt đảo gió của điều hòa.

Bước 2: Mở nắp máy lạnh theo trình tự từ dưới lên trên để lấy tấm lọc bụi ra.

Bước 3: Dùng tua vít để tháo ốc trên vỏ máy dàn lạnh.

Bước 4: Mở nắp và kiểm tra xem có côn trùng trong dàn lạnh hay không. Nếu có thì tiến hành dọn dẹp sạch sẽ để máy lưu thông tốt hơn.

Bước 5: Dùng túi vệ sinh để bọc toàn bộ thân máy.

Bước 6: Dùng vòi xịt và chai xịt vệ sinh để làm sạch bụi bẩn trên bộ lọc khí, quạt lồng sóc,…


Vệ sinh nhẹ sinh nhẹ nhàng để không làm long các linh kiện nhỏ 

3. Vệ sinh dàn nóng

So với dàn lạnh thì vệ sinh dàn nóng đơn giản hơn rất nhiều, bạn chỉ cần dùng tua vít để tháo mặt trước dàn nóng ra, sau đó dùng bình xịt làm sạch lớp bụi bẩn bám trên tấm bảo vệ và cánh quạt. Cuối cùng là lau khô toàn bộ dàn nóng để không còn hiện tượng đọng nước. Trong quá trình xịt rửa, phải khéo léo để không bị ướt các bo mạch, gây ra hiện tượng chập cháy sau này.

4. Kiểm tra gas của máy lạnh

Khí gas thoát ra nhiều sẽ gây ra mùi hôi khó chịu cho các thành viên trong gia đình. Thậm chí là choáng, bất tỉnh hay tử vong đối với người có sức khỏe yếu như người già, trẻ nhỏ và người đang có bệnh. Vì thế, kiểm tra tình trạng gas là việc bắt buộc phải làm khi vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh.

Có rất nhiều cách để để phát hiện ra tình trạng dò ga như:

- Máy lạnh chạy nhưng không mát.

- Máy lạnh bị chảy nước, đóng tuyết ở ống nhỏ của dàn nóng.

-  Block và quạt bên ngoài vẫn hoạt động nhưng không thấy lạnh hoặc yếu lạnh hơn.

-  Máy lạnh chớp đèn báo lỗi.

Tuy nhiên, có một cách dễ hơn cả là sử dụng đồng hồ chuyên dụng. Trong trường hợp bị dò gas, bạn có thể tự xử lý tại nhà hoặc liên hệ với các trung tâm bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng của gas.

Kiểm tra tình trạng xì gas đơn giản bằng máy đo chuyên dụng

5. Lắp các bộ phận vào máy lạnh

Để tránh gây ra các tình trạng chập mạch, hỏng hóc, bạn phải đảm bảo các thiết bị đã được lau khô và lắp đúng so với thiết kế ban đầu. Trình tự lắp vào sẽ ngược lại so với trình tự tháo ra ban đầu. Cụ thể như sau:

- Đối với dàn lạnh: Đầu tiên, bạn lắp các tấm lọc bụi vào vị trí cũ, sau đó lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống. Cuối cùng là dùng tua vít để cố định các bộ phận.

- Đối với dàn nóng: Tiến hành lắp nắp bảo vệ sao cho các cạnh trùng khớp với nhau.

[Products: 360, 362, 363]

6. Kiểm tra và vận hành máy

Bất kỳ sự sơ sót nào trong quá trình tháo lắp và vệ sinh máy đều gây ra sự cố cho điều hòa. Sau khi lắp xong bạn cần cho điều hòa chạy thử, theo dõi và lắng nghe xem có hoạt động bất thường nào xảy ra không. Nếu máy chạy êm, không phát sinh “triệu chứng” nào khác thì quá trình vệ sinh đã hoàn thành.

Vận hành thử để kiểm tra tình trạng máy

Quá trình tháo lắp và vệ sinh điều hòa tương đối đơn giản, chỉ cần bạn tuân thủ các bước trên đây sẽ tránh được hiện tượng xì gas không đáng có. Tuy nhiên, để mọi việc diễn ra như ý thì bạn cần nhẹ nhàng tỉ mỉ và có bộ vệ sinh đầy đủ. Chúc bạn thành công!

 ======================

Mua hàng trực tuyến: 1900 56 56 96

Hotline: 096 338 2066

Email: nagakawashop@gmail.com

 

 

 

Chia sẻ:      

Bình luận

Đăng ký nhận chương trình khuyến mãi !